Cách tính công suất hệ thống lọc bể cá thủy sinh

5/5 - (18 bình chọn)

Hệ thống lọc bể cá thủy sinh là một phần quan trọng trong việc duy trì môi trường lành mạnh cho cá và cây thủy sinh trong bể. Hệ thống lọc này giúp loại bỏ chất cặn, chất thải và các chất ô nhiễm khác khỏi nước, đồng thời cung cấp các điều kiện sống tối ưu cho cá và cây trong bể. Trong bài viết này, Bể Cá Thủy Sinh Mini chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn cách tính và lựa chọn hệ thống lọc cho bể cá, bể thủy sinh như thế nào cho hợp lý.

Cách lựa chọn công suất cho hệ thống lọc bể cá thủy sinh

Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên hệ sinh thái bể thủy sinh khỏe mạnh đó chính là dòng chảy, tuần hoàn nước trong bể. Đặc biệt đôi khi bạn đã từng băn khoăn rằng bơm của mình yếu hay khỏe, công suất của hệ thống lọc bể cá như thế đã đủ chưa?

hệ thống lọc bể cá, cách tính công suất lọc bể cá, tính công suất máy bơm cho bể cá, lọc cho bể thủy sinh, lọc bể cá thủy sinh, máy lọc bể cá thủy sinh
Cách tính công suất hệ thống lọc bể cá thủy sinh 3

Cách tính công suất lọc bể cá thế nào hợp lý

Đối với riêng bể cá, bể thủy sinh – lưu lượng nước tuần hoàn/ 1 giờ đc tính bằng gấp 3 đến 5 lần thể tích bể. Ví dụ cách tính công suất máy bơm cho bể cá 100 lít thì chọn công suất bơm từ 300-500 lít /h.

  • 1 lít = 1 dm khối – thể tích bể = DxRxC.
  • Ví dụ bể thông dụng 60 x 40 x 40(cm) = 6 x 4 x 4 (dm) = 96 lít ->lưu lượng bơm ta cần chọn vào khoảng 480 lít /h .

Tuy nhiên các bạn cũng nên lưu ý rằng lưu lượng ở trên là lưu lượng tính toán trung bình và ở một môi trường hoàn hảo vì vậy chúng ta không nên cứng nhắc để áp dụng. Giống như bể của bạn nuôi 60 con cá hay chỉ nuôi 2 con cá, bể layout hang hốc ảnh hưởng dòng chảy khác với bể nền phẳng kiểu bố cục iwagumi.

Theo kinh nghiệm của cá nhân, chúng ta nên chọn lưu lượng bơm 7~ 8 lần thể tích bể. Với bể cơ bản kích thước 60x40x40 (Dài x Rộng x Cao) thì chỉ cần lọc df700 hoặc hbl 803 là đủ lưu lượng nước tuần hoàn. Đối với bể kích thước của hãng ADA ( 60x30x36) tương đương với 64 lít nước thì chỉ cần lọc eheim 2213 ( 400l/h) là đủ.
Chú ý: Không nên lựa chọn bơm cho hệ thống lọc bể cá, thủy sinh quá mạnh.

Cấu tạo các lớp lọc của lọc thùng trong hệ thống lọc bể cá

Như ở trên chúng ta đã đề cập tới vấn đề lưu lượng tuần hoàn của nước theo tính toán ( hoàn hảo) từ 3- 5 lần thể tích bể. Nhưng tại sao lại phải chọn bơm hay lọc cho bể thủy sinh có lưu lượng nước theo nhãn vỏ gấp 7 đến 8 lần thậm chí 10 lần thể tích bể? Bởi do các lớp cấu tạo vật liệu lọc cho lọc bể cá thủy sinh. Ví dụ ở đây là máy lọc thùng cho bể cá thủy sinh.

Nói về vật liệu lọc được chia cơ bản ra làm 4 loại:

  • Vật liệu lọc cơ học: Bông, sứ lỗ, bùi nhùi … có tác dụng ngăn cản các chất bẩn trong nước do nền, do phân cá.
  • Vật liệu lọc sinh học: Sứ bi đài, Nham thạch, Matrix, Subtrat v.v.. đây là nơi trú ngụ của các loại vi sinh có lợi phân hủy các chất bẩn, khí độc kim loại năng v.v.. từ phân cá/ nước phát sinh trong suốt tuổi đời của bể. Nôm na là quá trình Khử No2, No3.
  • Vật liệu lọc hóa học: Purigen, than hoạt tính v.v.. Dùng để giải độc trong nước.Purigen còn được hiểu như vật liệu lọc cơ học tốt nhất khi dùng với lò trộn được thiết kế riêng.
  • Vật liệu cơ sinh học: Bio Mech – đảm nhận trong mình cả 2 nhiệm vụ bẫy chất bẩn và là nơi cư ngụ cho vi sinh vật…

Vật liệu lọc cho hệ thống lọc bể cá càng nổi tiếng, càng đắt tiền thì càng tốt ( bạn sợ mình bị lừa có thể tìm kiếm tên trên google và tra nó ở các trang web bán hàng quốc tế như amazon để biết thêm thông tin ) , điều đó đã được cả thế giới khẳng định trên thị trường cá, thủy sinh, nước mặn v.v…

Lưu lượng nước trong máy lọc bể cá thủy sinh có thể bị giảm sau khi đi qua các lớp vật liệu lọc do chất bẩn đọng lại trong quá trình xử lý nước theo thời gian. Đó là lí do không bao giờ có thể tính toán công thức tuyệt đối về tính lưu lượng bơm cho hệ thống lọc bể cá thủy sinh.

Cách sắp xếp các lớp lọc trong lọc thùng. Đối với các hãng sx bơm khác nhau thì đường nước đi vào lọc thùng khác nhau. Nhưng cách sắp vật liệu lọc thì phải tuân theo các thứ tự (Nước vào -> lớp lọc cơ học -> lớp lọc sinh học -> nước ra ]

Ví dụ: Lọc Atman Df1300 6 lít vật liệu lọc, nước vào lọc thùng đi từ dưới lên trên nên chúng ta sẽ sắp như sau:

  • Khay dưới cùng 2 lớp bông thô ở khay dưới cùng + 1,5 lít sứ lỗ hoặc biomech
  • Khay ở giữa 1 lít sứ lỗ + 1 lít matrix hoặc sub
  • khay trên cùng 1,5 lít matrix hoặc sub & trên cùng rải ít nhất 1 lớp bông mịn.

Đối với các lọc chế, lọc thùng khác nếu không có khay thì các bạn lên ngăn cách các lớp vật liệu lọc bằng bông thô hoặc bông mịn. Nhưng ở đầu nước ra tôi khuyên các bạn nên dùng bông mịn.

Đối với bông thô ( mút, bọt biển ) vẫn có thể hoàn nguyên khi vò vì vậy các bạn nên vệ sinh mỗi tháng 1 lần dưới nước hơi ấm và đối với bông mịn các bạn mạnh dạn vứt bỏ, thay thế.

Đối với các lớp vật liệu lọc các bạn tốt nhất nên rửa qua khoảng 2 tháng / lần. Việc sử dụng 1 lọc phụ full bông và vật liệu lọc cơ học sẽ làm các bạn đỡ vất vả hơn cho việc vệ sinh lọc chính. Tôi hay sử dụng 1 lọc phụ của monaka hoặc 603b. (1 nửa bông 1 nửa biomech.)

Càng nhiều lớp vật liệu lọc thì chất lượng nước được đánh giá càng tốt. Trung bình 60 lít nước bể cần từ 2,5 – 3 lít vật liệu lọc. ( không có con số qui ước chuẩn mực cho việc này ).

hệ thống lọc bể cá, cách tính công suất lọc bể cá, tính công suất máy bơm cho bể cá, lọc cho bể thủy sinh, lọc bể cá thủy sinh, máy lọc bể cá thủy sinh
Cách tính công suất hệ thống lọc bể cá thủy sinh 4

Qui trình thay nước

Đối với bể mới setup, các bạn nên thay nước thường xuyên trong 2 đến 3 tuần đầu tiên. Một tuần thay 2 lần mỗi lần 50% lượng nước trong bể hoặc mỗi ngày 20% khuyến khích bổ sung thêm vi sinh. Theo thời gian giảm xuống 30% mỗi tuần và 2 – 3 tuần thay 50%. Khi thay nước nhớ vệ sinh thành bể – in – out sạch sẽ. Khi vệ sinh hệ thống lọc bể cá như lọc thùng thì không nên thay thay nước trong bể.

Cách bố trí in out trong bể

Hãy tưởng tượng làm sao để dòng lọc có thể chạy 1 vòng khép kín xung quanh bể, từ đầu out và đầu in của máy lọc bể cá thủy sinh. Các bạn có thể làm 2 bộ in out hoặc sử dụng lọc váng để khép kín dòng di chuyển của nước. Và có 1 cách để làm tối ưu hóa lưu lượng bơm đó là khoảng cách ngắn nhất có thể chiều dài di chuyển của tuyến ống từ đầu in out từ bể tới lọc thùng.

Kết Luận

Việc bảo trì hệ thống lọc đều đặn là rất quan trọng để đảm bảo hoạt động hiệu quả của nó. Điều này bao gồm việc làm sạch bộ lọc, thay nước định kỳ và kiểm tra các thông số nước như nồng độ ammonia, nitrit và nitrat để đảm bảo môi trường nước trong bể là ổn định và an toàn cho cá và cây thủy sinh.

Như vậy, Bể Cá Thủy Sinh đã chia sẻ đến với các bạn hiểu rõ hơn cách lựa chọn hệ thống lọc bể cá thủy sinh ra sao, rất mong bài viết sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm trong quá trình tìm hiểu trước khi chơi thủy sinh, cá cảnh.

1 thoughts on “Cách tính công suất hệ thống lọc bể cá thủy sinh

  1. Pingback: Tầm quan trọng của vi sinh cho bể cá cảnh | Bể Cá Thủy Sinh Mini

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *